ABS viết tắt của từ gì? Nguyên lý hoạt động của hệ thống ABS

abs-viet-tat-cua-tu-gi

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe nói nhiều đến thuật ngữ ABS. Đây là cụm từ thường xuyên xuất hiện trên bảng thông số của xe ô tô. Tuy nhiên, việc hiểu rõ ý nghĩa của thuật ngữ này là gì, cũng như công dụng của nó thì không phải ai cũng biết và hiểu hết.

Để giúp người dùng hiểu rõ hơn về hệ thống này, bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm đáp án cho câu hỏi ABS viết tắt của từ gì? Cũng như nguyên lý hoạt động của hệ thống này.

abs-la-gi
Hệ thống bó phanh ABS trên bảng điều khiển của ô tô

1. Định nghĩa, tác dụng và sự ra đời của hệ thống ABS

Định nghĩa

ABS viết tắt của từ Anti-lock Braking System được dịch từ tiếng Đức Antiblockiersystem là hệ thống chống bó phanh. Đây là một hệ thống trên ô tô đảm nhiệm vai trò giúp cho bánh xe của ô tô luôn quay và bám đường trong lúc phanh. Nhờ đó, mà có thể chống lại việc bánh xe bị trượt trên mặt đường do má phanh bó cứng tang phanh hoặc đĩa phanh, hạn chế khả năng gây tai nạn.

Việc chống bó cứng phanh (ABS) giúp nhấp nhả phanh liên tục, để bánh xe không bị trượt trên đường. Hiện nay, hệ thống này đang được trang bị ở hầu hết các dòng xe hiện đại.

Hệ thống thắng bó phanh ra đời như thế nào?

ABS là hệ thống thắng bó phanh do nhà sản xuất Bosch nghiên cứu và chế tạo. Sự xuất hiện của hệ thống này đã làm giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn giao thông, nhờ hệ thống phanh điều khiển điện tử, giúp ngăn ngừa việc hãm cứng bánh xe trong các tình huống khẩn cấp để giảm hoặc phanh. Nhờ vậy mà xe ô tô cảu bạn tránh được tình tình trạng văng trượt, đồng thời duy trì được khả năng kiểm soát tay lái. Do đó, đây trở thành thiết bị an toàn được yêu thích nhất mọi thời đại.

Nếu như không có hệ thống này trên xe, khi gặp sự cố, người lái xe phanh đột ngột có thể dẫn đến tình trạng trượt bánh, mất lái và gây tai nạn giao thông vô cùng nguy hiểm.

abs-viet-tat-cua-tu-gi
ABS viết tắt của từ gì?

Nguyên lý hoạt động của hệ thống bó phanh ABS

ABS hoạt động vô cùng đơn giản với nguyên lý sau:

ABS sử dụng các cảm biến điện tử để nhận biết một hoặc nhiều bánh bị bó cứng trong quá trình xe phanh, giúp giám sát tốc độ của các bánh xe khi phanh. Khi lốp có hiện tượng bó cứng, hệ thống này sẽ đảm nhiệm vai trò điều chỉnh áp lực phanh đến từng bánh, duy trì khả năng điều khiển xe.

Hệ thống máy tính trên xe có trang bị ABS sẽ thay đổi áp lực phanh khoảng 30 lần/giây, từ mức áp lực tối đa lên một bánh xe đến áp lực bằng 0.

Thiết bị chống bó cứng phanh ABS hiện đại gồm có:

– Một máy tính

– 4 cảm biến tốc độ trên từng bánh

– Các van thủy lực.

Khi CPU nhận thấy bánh xe nào có tốc độ quay chậm hơn mức quy định so với các bánh còn lại thì nó sẽ tự động giảm áp suất tác động lên phanh. Còn nếu như một trong các bánh quay quá nhanh, Chíp điện tử cũng tự động tác động lực trở lại, đồng thời tạo độ rung giật ở bàn đạp phanh để báo cho người lái biết ABS đang hoạt động.

nguyen-ly-hoat-dong-cua-he-thong-abs
Vai trò quan trọng của hệ thống bó phanh ABS

Khi hoạt động, ABS nhả – nhấn piston khoảng 15 lần mỗi giây, nhờ đó nếu không may xảy ra các tình huống khẩn cấp, hệ thống ABS sẽ giúp người lái kiểm soát chu trình chuyển động trong suốt quá trình phanh.

Cấu tạo cơ bản của hệ thống ABS

Hệ thống ABS tiêu chuẩn có cấu tạo với những thành phần sau:

– Anti-lock Brake Control Module: Bộ điều khiển ABS (chống bó cứng phanh)

– Hydraulic Control Unit (HCU): Bộ điều khiển thủy lực.

– Front Anti-lock Brake Sensors/Rear Anti-lock Brake Sensors: Bộ cảm biến bánh trước/Bộ cảm biến bánh sau.

Như vậy, bài viết trên chúng ta đã lý giải được cho câu hỏi ABS viết tắt của từ gì? Từ đó, giúp người dùng hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, cũng như vai trò của ABS đối với sự an toàn của người sử dụng xe. Hy vọng, với những thông tin chúng tôi đã chia sẻ trên đây thật sự có ích đối với người dùng.

0973.72.2626